Con tôi 6 tuổi, răng cửa cháu bị sâu và viêm lợi xung quanh. Vậy có nên nhổ không? Cám ơn câu trả lời của bác sĩ!
Bùi Minh Tâm
TRẢ LỜI
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Ở
trẻ sẽ có hai bộ răng: răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa của bé sẽ
bắt đầu mọc từ khoảng 6 tháng tuổi. Và răng sữa sẽ bắt đầu được thay thế
từ khoảng 6 tuổi. Đó là nhóm răng cửa hàm dưới. Rồi tới nhóm răng cửa
hàm trên. Và dần dần sẽ thay thế những răng hàm trong. Răng hàm dưới
thường được thay thế trước răng hàm trên. Quá trình này thường kết thúc
vào khoảng độ tuổi 13 - 14 của trẻ.
Chị có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về quá trình thay răng này tại đây
Dù
là răng sữa hay răng vĩnh viễn thì cũng sẽ đều bị sâu. Cả răng sữa hay
răng vĩnh viễn khi bị sâu thì cũng đều gây ra đau nhức, khó chịu và gây
viêm lợi, viêm nướu, áp xe nếu có nhiễm trùng tủy, nhiễm trùng quanh
chóp.
“
Nguyên
nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và
đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Áp xe răng là do biến
chứng của bịnh hư răng (phân hũy răng, tooth decay). Cũng có thể do chấn
thương (trauma) răng, ví dụ lúc một răng bị gảy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ
ra (bể ra) làm vi trùng len lỏi vào tủy răng (pulp cavity) và nhiễm
trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân (root) răng và
đi vào xương chống đỡ chân răng.
Nhiễm
trùng gây ra một bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã
chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô (tissues) trong cái răng.
Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không
đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá
hủy các mô (tissues).
Những người bị sâu răng mà không chữa trị
có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại
trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước
sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.
Tuỳ vào nguyên nhân nào nha sĩ sẽ phân biệt làm hai trường hợp áp-xe:
-
Áp-xe chân răng: Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn
thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không
được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy
tuỷ răng) thất bại.
- Áp-xe quanh răng: Loại áp-xe này bao bọc
toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của
một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu.
”
Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế, nhưng như trên đã đề cập, nó cũng gây đau, ảnh hưởng đến ăn uống của bé (tới 5 - 7 năm) nên rất cần được chữa trị.
Tuy nhiên, nếu những răng sữa này sắp đến thời điểm được thay thế mà bị sâu, viêm thì có thể nhổ bỏ ngay lúc đó.
Trường
hợp của bé nhà chị, 6 tuổi mà sâu răng cửa - nếu là răng cửa hàm dưới
thì có thể nhổ bỏ mà kg cần điều trị. Còn nếu là răng cửa hàm trên thì
nên chữa trị, vì răng cửa hàm trên thay thế vào khoảng 7 - 8 tuổi. Nghĩa
là răng sữa sẽ có "giá trị" tới 1 - 2 năm nữa. Nhổ đi sớm hơn 1 đến 2
năm, răng vĩnh viễn sau này có thể sẽ bị mọc lệch vì không có răng sữa
hướng dẫn quá trình mọc của răng vĩnh viễn.