Trông bé thật đáng yêu khi cười toe toét với những chiếc răng sún hay khi nhấm nháp thức ăn với những chiếc răng trắng tinh, bé xíu.Vậy bạn có biết quá trình mọc răng và thay răng của bé diễn ra như thế nào không?
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Từ khoảng 6 đến 7 tuần tuổi: Những phiến răng mỏng, bé xíu đã bắt đầu cựa quậy. Đây sẽ là nền tảng để răng bé mọc lên sau này.
Đến tuần tuổi thứ 20: Những chồi răng của bé đã bắt đầu định hình ở cả hàm trên và hàm dưới.
Khi bé được 36 tuần tuổi: Nướu răng của bé đã trở nên cứng cáp hơn. Những chiếc răng đầu tiên không lộ diện trong khoảng nửa năm nhưng lợi của bé lúc này khá chắc chắn nên bé bắt đầu biết cắn nhẹ.
Sau khi chào đời
Mặc dù đã có một nền tảng nướu đủ vững và những chồi răng đầu tiên đã định hình nhưng không phải bất cứ em bé nào khi được sinh ra cũng đã có răng. Tỷ lệ những em bé có răng sẵn sau khi chào đời chỉ chiếm 1/2000. Thông thường, quá trình mọc răng của bé như sau:
Từ 6 đến 10 tháng: Chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Đó thường là chiếc răng cửa ở hàm dưới. Răng của trẻ em được gọi là răng sữa bởi men răng rất mỏng manh, yếu ớt như... bột sữa vậy.
Từ 8 đến 12 tháng: Những chiếc răng cửa ở hàm trên của bé lộ diện. Và các bé gái thường mọc răng sớm hơn các bé trai.
Từ 9 đến 13 tháng: Cũng ở hàm trên, những chiếc răng bên cạnh răng cửa xuất hiện.
Từ 10 đến 16 tháng: những chiếc răng bên cạnh răng cửa của hàm dưới bắt đầu gia nhập đội hình.
Khoảng vào giữa tháng 13 và 19. Răng hàm đầu tiên của con ở hàm trên. Tuy là răng hàm, nhưng cu cậu mọc sớm này vẫn chưa phải làm việc cho đến khi xuất hiện răng hàm - hàm dưới
Các răng hàm đồng thời nổi lên khoảng tháng 14 đến 18. Răng hàm đầu tiên ở hàm dưới cựa quậy mọc lên. Từ bây giờ, răng hàm đã bắt đầu phải làm việc, phục vụ các bé trong việc... nhai kẹo cứng.
Lấp đầy khoảng trống giữa răng cửa và răng hàm mọc vào khoảng tháng thứ 16 đến tháng 22 là răng nanh phía trên. Điều thú vị là ở vị trí này, sau này răng sẽ được thay thế thành răng khểnh.
Răng nanh phía dưới mọc chậm hơn một chút so với răng nanh phía trên từ khoảng 17 đến 23 tháng. Nu cười của bé vậy là gần như đã tròn vẹn sau giai đoạn này.
Hai răng hàm phía dưới thường mọc trước ở răng hàm trên, khoảng thời gian từ 23 đến 31 tháng. Trẻ em thường không phàn nàn nhiều về đau răng ở giai đoạn này. Có thể bé còn đang bận bịu với những trò chơi của mình.
Vậy là các bé đã "hoàn tất chỉ tiêu 20 chiếc răng sữa đầu tiên" của mình trong giai đoạn này.
Quá trình thay răng
Từ 6 đến 7 tuổi: bé bắt đầu thay chiếc răng đầu tiên. Thông thường đó là chiếc răng cửa trung tâm của hàm dưới, cũng là chiếc răng mọc lên đầu tiên của bé. Chiếc răng này không tự nhiên rơi ra mà nó bị chiếc răng thay thế cứng hơn, lấp ló ở dưới nướu cùng vị trí đẩy lên.
Từ 7 đến 8 tuổi: Hầu hết những chiếc răng của bé đều được thay thế theo quy luật: "mọc trước thì rụng trước". Bắt đầu từ những chiếc răng trung tâm và cứ thế lan dần ra những chiếc răng "hàng xóm".
Từ 9 đến 13 tuổi: Sau khi chia tay những chiếc răng cũ, bé sẽ đón nhận những chiếc răng mới to bản hơn thay thế cùng vào những vị trí bỏ trống đó. Những chiếc răng hàm chiếm nhiều chỗ nhất trong miệng của bé.
Từ 14 đến 23 tuổi: 28 chiếc răng được thay thế một cách hoàn hảo. Đến tuổi này, những chiếc răng hàm cứng đầu nhất cũng rục rịch mọc lên để các cô bé, cậu bé có được đầy đủ 32 chiếc răng đẹp nhất.
Một số mẩu chuyện vui xung quanh chiếc răng rụng
Ở Alaska: Chiếc răng rụng được kẹp vào một miếng thịt hoặc một miếng bánh mỳ rồi cho con chó mẹ trong nhà ăn. Sau đó, lũ trẻ cầu nguyện: "Hãy thay thế chiếc răng này bằng một chiếc khác tốt hơn".
Ở Costa Rica: Người mẹ lấy chiếc răng rụng đầu tiên của con mình để đính vào chiếc khuyên tai bằng vàng.
Một số vùng ở Châu Phi và Châu Á: Chiếc răng rụng của hàm dưới sẽ được vứt lên mái nhà để chiếc thay thế có thể mọc ngược lên. Chiếc răng rụng của hàm trên sẽ được ném xuống dưới gầm giường để chiếc răng mới có thể mọc theo chiều dốc xuống.