Câu hỏi
Chào bác sỹ. Em năm nay 18 tuổi. Em vừa mới rụng cái răng ở ngay gần răng cửa. Em xin hỏi bác sỹ là cái răng này của em có còn mọc lại nữa không ạ? Em lo quá. Em cám ơn bác sĩ |
Nguyễn Huyền (nguyenhuyen@gmail.com)
TRẢ LỜI
Chào em,
Hàm
răng của con người được chia làm 2 giai đoạn: răng sữa và vĩnh viễn.
Giai đoạn răng sữa bắt đầu từ lúc khoảng 6 tháng tuổi và kéo dài tới
khoảng 14 tuổi. Giai đoạn răng vĩnh viễn bắt đầu từ khoảng 7 tuổi cho
tới cuối cuộc đời.
Ở
giữa hai giai đoạn này, có một giai đoạn mà trên hàm răng có cả răng
vĩnh viễn và răng sữa, được gọi là giai đoạn răng hỗn hợp.
Hàm răng sữa sẽ có (đủ) 20 chiếc. Còn hàm răng vĩnh viễn sẽ có 28 chiếc (cộng thêm từ 0 đến 4 răng khôn, tùy từng người).
Như vậy, giai đoạn răng sữa chỉ
tồn tại khoảng 14 năm. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ngừng thay
răng, mọc răng (trừ nhóm răng khôn) của con người.
Thông thường, tương ứng với mỗi
một răng sữa sẽ là một mầm răng vĩnh viễn ở phía bên dưới. Mỗi chiếc
răng sữa rụng đi sẽ có một răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
Tuy nhiên, đó là đối với những trường hợp “chuẩn”, “không có vấn đề gì bất thường”.
Còn
với những trường hợp “bất thường” thì sao? Bất thường là khi bị thiếu
một hoặc nhiều hơn mầm răng vĩnh viễn. Có nghĩa là, tuy hàm răng sữa đủ
(20 chiếc), nhưng phía bên dưới lại bị thiếu mầm răng vĩnh viễn ở vị trí
tương ứng.
Theo
nghiên cứu thì những trường hợp bất thường này chiếm tỷ lệ khoảng 2%.
Lý do thì có nhiều, nhưng chủ yếu tập trung ở nhóm thiếu răng do di
truyền hoặc là bà mẹ lúc mang bầu gặp phải những bất thường trong việc
hình thành nên cấu trúc của mầm răng.
Thiếu
răng thì đương nhiên là khi răng sữa rụng đi sẽ không có răng vĩnh viễn
mọc lên thay thế được. Trường hợp này là thiếu (tự nhiên) vĩnh viễn
luôn. Răng chỉ có thể được trồng lại bằng những phương pháp điều trị của
bác sỹ nha khoa: làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.
Quay
trở lại trường hợp của em, em than phiền là bị “rụng một răng gần răng
cửa”. Nếu em đúng nghĩa của từ “rụng” – chứ không phải gãy – thì chiếc
răng đó quả thực là răng sữa rồi. Và theo như phân tích ở trên, nếu sự
thay thế răng diễn ra bình thường thì sẽ nằm trong khoảng thời gian dưới
14 tuổi. Em đã 18 tuổi, thì có nghĩa là rất nhiều khả năng ở vị trí
răng rụng đó không có mầm răng để mọc lên thay thế.
Tuy
nhiên, cũng có thể mầm răng có nhưng bị kẹt hoặc bị lệch ở đâu đó phía
dưới. Trong trường hợp này, mầm răng lệch đó có thể được bác sỹ điều trị
để “bắt” nó mọc lên.
Em hãy đi khám nha sỹ sớm nhé. Và cùng hi vọng…
Chúc em sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Bs Trần Mừng - 0938999126