chào bác sĩ, hôm trước e có đi lấy tuỷ răng, bác sĩ ko đặt thuốc diệt tuỷ mà làm trức tiếp luôn về nhà thì đau nhứt và sưng to, quay lại khám thì bác sĩ báo có mủ, cho uống kháng sinh nhưng 3 ngày rồi ko hết đau, miệng ko thể mở to đc là bị gì ạ? có nguy hiểm không? nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ.
DIỄM
TRẢ LỜI
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Để giải thích cho em dễ hiểu về việc này, trước hết, em hãy tìm hiểu sơ qua một chút về cấu tạo của răng và thế nào là tủy răng nhé
Răng có cấu tạo (cơ bản) làm 3 phần, men răng ở ngoài cùng, ngà răng ở giữa và trong cùng là tủy răng.
Men răng và ngà răng rất cứng chắc, giúp bảo vệ "phần lõi" là tủy răng ở trong cùng. Tủy răng là một tổ chức các mạch máu phức tạp, kết nối với hệ thống thần kinh (mặt). Tủy răng có hai nhiệm vụ chính là giúp nuôi dưỡng cho răng khỏe mạnh và dẫn truyền cảm giác của răng.
Khi men răng và ngà răng bị phá hủy do sâu (hoặc gãy, vỡ do va đập) thì tủy răng sẽ lộ ra ngoài và gây đau nhức. Nguyên nhân đau nhức lúc này là tủy bị nhiễm trùng. Cảm giác đau lúc này khá dữ dội vì tủy răng kết nối trực tiếp với thần kinh cảm giác nên sự dẫn truyền đau rất mạnh.
Khi tủy răng đã bị nhiễm trùng gây đau nhức như vậy thì cách duy nhất là chữa tủy.
Chữa tủy là gì? Chữa tủy là một hoạt động điều trị (gồm nhiều công đoạn, thao tác) nhằm loại bỏ hoàn toàn tủy răng đã bị nhiễm trùng. Vì tủy răng có cấu tạo khá phức tạp nên việc này khá khó khăn và mất nhiều thời gian (đó là lý do giải thích tại sao việc chữa tủy lại lâu như vậy)
Chữa tủy về cơ bản có 2 kỹ thuật: 1 là gây tê, chữa tủy trực tiếp; 2 là đặt thuốc cho chết tủy rồi sẽ lấy tủy chết đó đi vào lần hẹn sau. Cách thứ nhất thường được bác sĩ áp dụng nhiều hơn vì nó giúp rút ngắn thời gian điều trị và thực ra thì - thuốc diệt tủy - thường sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Cho nên, chỉ một vài trường hợp bác sĩ mới đặt thuốc cho chết tủy rồi lấy sau.
Khi tủy răng đã được loại bỏ hoàn toàn, chữa tủy thành công thì răng lúc này mới hết cảm giác đau. Thực chất, lúc này, răng đã bị "chết" theo đúng nghĩa đen.
Còn nếu chưa được loại bỏ hoàn toàn tủy thì răng vẫn còn cảm giác đau. Nhiều hay ít, nặng hay nhẹ thì tùy từng tình huống.
Quay trở lại trường hợp của em, khi bác sĩ chữa tủy lần đầu, trực tiếp như vậy là một kỹ thuật hoàn toàn có thể áp dụng. Nhưng sau đó về nhà em lại bị nhức và sưng lên là do bác sĩ vẫn chưa lấy sạch tủy răng hoàn toàn. Có nghĩa là trong ống tủy vẫn còn tủy răng.
Khi tủy răng này còn, và đang bị nhiễm trùng, bị bịt kín lại trong lòng răng (bằng cách trám tạm thời) thì vi khuẩn kỵ khí trong tủy răng sẽ phát triển rất nhanh và mạnh. Chỉ trong thời gian ngắn (khoảng từ 8 đến 20 tiếng), vi khuẩn này có thể phát triển tới mức làm tăng áp suất trong buồng tủy. Áp suất này tăng mạnh sẽ tác động trực tiếp vào dây thần kinh, gây ra cảm giác đau dữ dội, và kèm theo sưng.
Như của em sưng tới không há miệng được thì là bị nặng. Trường hợp này, em cần phải liên hệ ngay với bác sĩ. Tới phòng khám, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám, bơm rửa sạch ống tủy lại để giúp giảm áp suất của buồng tủy. Chỉ có như vậy thì em mới hết sưng và đau (cảm giác này cũng giảm dần chứ không hết ngay lập tức được).
Trong giới hạn của bài viết Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em một vài thông tin như vậy. Nếu thuận tiện, em hãy ghé phòng khám để bác sĩ khám trực tiếp và có tư vấn chi tiết, chính xác hơn cho em về kế hoạch điều trị. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.