Sâu răng là một bệnh phá hủy mô cứng của răng bởi vi khuẩn gây sâu răng. Vi khuẩn gây sâu răng là một dạng vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng và sẽ phản ứng với những thực phẩm (giàu độ PH) có trong thức ăn và tạo ra một loại axit. Axit này phá hủy răng theo thời gian.
Sâu răng có thể "tàn phá" bất kỳ vị trí nào của răng, từ răng cửa cho tới răng hàm, từ bề mặt răng cho tới kẽ răng, từ thân răng cho tới chân răng,...
Mức độ nặng nhẹ của răng sâu diễn biến theo thời gian và phụ thuộc vào một số nguyên nhân khác như chất lượng của men răng, chế độ vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày...
Hầu hết răng sâu ở giai đoạn 1, 2 và 3 theo sơ đồ trên đều có thể trám lại được. Ở giai đoạn này, ngà răng bị sâu sẽ được làm sạch và men răng sẽ được trám bít bởi những vật liệu thay thế để ngăn chặn quá trình sâu răng tái phát.
Ở giai đoạn 4, nặng hơn, khi sâu răng đã xâm lấn tới tủy, làm tủy răng bị nhiễm trùng thì hoạt động điều trị đầu tiên là phải chữa tủy. Tủy răng nhiễm trùng được lấy sạch hoàn toàn. Sau đó, răng mới được trám bít lại hoặc bọc mão răng sứ.
Ở giai đoạn muộn hơn, gọi là giai đoạn cuối cùng, mô răng cứng của răng gần như đã bị phá hủy gần hết, hoặc thậm chí chỉ còn chân răng thì lúc này, răng sẽ không còn cơ hội điều trị phục hồi nữa mà sẽ phải nhổ bỏ để tránh sự nhiễm trùng lây lan xuống mô nướu và phá hủy cấu trúc của xương ổ răng, xương hàm ở bên dưới.
Những răng sâu lớn chỉ còn chân, hoặc nứt dọc thân răng nhiều thì không thể giữ lại điều trị được mà sẽ phải nhổ bỏ