https://bacsynhakhoa.vn/img/logo-galaxy-dental.png
GALAXY DENTAL CLINIC | Nha khoa thẩm mỹ Ngân Hà - Địa chỉ: Sô 6 Hoa Phượng, P2, Quận Phú Nhuận, TP HCM - fb/galaxydentalvn - Hotline: 0938 999 126 - Bs Trần Mừng
 

Tư vấn | Răng số 6 bị sâu



Câu hỏi

Thưa nha sĩ, e có 1 vấn đề cần được tư vấn. Em 22 tuổi, chiếc răng thứ 6 hàm dưới bên trái của e bị sâu, hình như nó đã ăn tới tủy răng rồi, dạo này khi ăn thức ăn bị nhét vào lỗ sâu thì bị đau lắm. Nha sĩ hãy tư vấn giúp e, nếu e chữa tủy răng xong có thể trám được ko, hay phải bọc răng sứ a? Cám ơn Nha sĩ


TRẢ LỜI


Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.

Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này



Chào em, 
Răng số 6 là một răng rất đặc biệt. Răng này mọc lên trực tiếp là răng vĩnh viễn từ rất sớm (khoảng 6 tuổi) mà không cần thay thế qua răng sữa. 

Nó là một trong những răng ăn nhai chính của hàm răng và cùng với nhóm răng nanh, nhóm răng số 6 có tác dụng như những "cột trụ" giúp định hình sự ổn định của hàm răng. 

Tuy nhiên, bởi vì nó được mọc "quá sớm", mọc vào giai đoạn còn là trẻ em nên sự giữ gìn vệ sinh răng miệng gần như rất "tệ", nó lại là răng hàm nhai có bề mặt lớn với nhiều múi rãnh nên thường bị sâu từ rất sớm. Sâu răng số 6 dần tiến triển khá nhanh và, thật tệ, tới khoảng 14 tuổi thì răng này có khi đã bị sâu gần hết. 

Đến lúc này, bệnh nhân đủ trưởng thành để "giật mình" nhận ra sự nguy hại của tình trạng này thì có khi cũng đã hơi muộn. Răng 6 này lúc đó đã bị sâu tới mức mà phải nhổ bỏ.

Đây là tình trạng rất thường gặp với răng số 6.

Sâu răng là một bệnh phá hủy mô cứng của răng bởi vi khuẩn gây sâu răng. Vi khuẩn gây sâu răng là một dạng vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng và sẽ phản ứng với những thực phẩm (giàu độ PH) có trong thức ăn và tạo ra một loại axit. Axit này phá hủy răng theo thời gian. 

Sâu răng có thể "tàn phá" bất kỳ vị trí nào của răng, từ răng cửa cho tới răng hàm, từ bề mặt răng cho tới kẽ răng, từ thân răng cho tới chân răng,... 


Mức độ nặng nhẹ của răng sâu diễn biến theo thời gian và phụ thuộc vào một số nguyên nhân khác như chất lượng của men răng, chế độ vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày...

Hầu hết răng sâu ở giai đoạn 1, 2 và 3 theo sơ đồ trên đều có thể trám lại được. Ở giai đoạn này, ngà răng bị sâu sẽ được làm sạch và men răng sẽ được trám bít bởi những vật liệu thay thế để ngăn chặn quá trình sâu răng tái phát.




Ở giai đoạn 4, nặng hơn, khi sâu răng đã xâm lấn tới tủy, làm tủy răng bị nhiễm trùng thì hoạt động điều trị đầu tiên là phải chữa tủy. Tủy răng nhiễm trùng được lấy sạch hoàn toàn. Sau đó, răng mới được trám bít lại hoặc bọc mão răng sứ.


Ở giai đoạn muộn hơn, gọi là giai đoạn cuối cùng, mô răng cứng của răng gần như đã bị phá hủy gần hết, hoặc thậm chí chỉ còn chân răng thì lúc này, răng sẽ không còn cơ hội điều trị phục hồi nữa mà sẽ phải nhổ bỏ để tránh sự nhiễm trùng lây lan xuống mô nướu và phá hủy cấu trúc của xương ổ răng, xương hàm ở bên dưới. 


Những răng sâu lớn chỉ còn chân, hoặc nứt dọc thân răng nhiều thì không thể giữ lại điều trị được mà sẽ phải nhổ bỏ

Nếu răng em bị sâu tới tủy thì phải chữa tủy. Sau khi chữa tủy thì nên bọc sứ lại để đảm bảo độ bền sử dụng lâu dài nhé. 
Tủy là nguồn sống của răng, giúp cho răng dẻo dai, có thể chống chịu được lực ăn nhai hoặc va chạm với vật cứng. Răng sau khi chữa tủy sẽ bị chết theo đúng nghĩa đen, trở nên vôi hóa, giòn và rất dễ vỡ khi ăn nhai phải đồ cứng.


Bởi vậy, những răng sau khi khi chữa tủy chúng tôi đều tư vấn cho bệnh nhân hiểu và lên kế hoạch bọc mão răng sứ lại. Tốt nhất là nên bọc mão răng sứ ngay sau khi điều trị tủy răng. Nếu vì một lý do nào đấy thì thời gian chậm nhất để bọc mão răng sứ là 1 năm sau khi điều trị tủy. Bởi đây là khoảng thời gian mà răng sẽ bị vôi hóa hoàn toàn.


Đối với những răng còn tủy mà bị bể, vỡ lớn thì cũng nên bọc sứ để đảm bảo độ bền sử dụng lâu dài. Vì những miếng trám lớn rất dễ bị rơi ra trong quá trình ăn uống.

Khi răng đã bị vỡ dọc thì thường sẽ gãy vỡ xuống tận chân răng. Đây là một kiểu gãy mà hầu hết mọi trường hợp đều phải nhổ bỏ mà không thể giữ lại để điều trị bảo tồn được.


Trong giới hạn của bài viết Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em một vài thông tin như vậy. Nếu thuận tiện, em hãy ghé phòng khám để bác sĩ khám trực tiếp và có tư vấn chi tiết, chính xác hơn cho em về kế hoạch điều trị. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Thân chào em,
Bs Trần Mừng - 0938999126
https://bacsynhakhoa.vn/img/logo-galaxy-dental.png
© Copyright 2010 By bacsynhakhoa.vn - Trao kiến thức - Nhận nụ cười
Kênh thông tin tổng hợp của Trung tâm Nha khoa Kỹ thuật Cao NGÂN HÀ - GALAXY DENTAL CLINIC
Fanpage: f/galaxydentalvn - Hotline: 0938 999 126 Bs Mừng


THIẾT KẾ BỞI MỸÝ - WWW.MYY.VN