Tại sao có người “lười đánh răng" mà răng vẫn tốt?
Sâu răng có di truyền không? Có phải càng lớn tuổi răng sẽ sâu răng nhiều hơn không? Tại sao có người "lười đánh răng" mà răng vẫn tốt?
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Thì ra, sâu răng, ngoài nguyên nhân là do lười đánh răng, do ăn đồ ngọt,... còn có nhiều yếu tố nữa ảnh hưởng tới nó.
Nòi giống (chủng tộc, dân tộc):
Theo
quan niệm ngày xưa cho rằng có một vài chủng tộc có sức đề kháng tốt với
sâu răng, nhưng ngày nay quan niệm đó không còn giá trị mà sâu răng tùy
thuộc nhiều vào môi trường sống và vùng địa lý hơn là chủng tộc.
Một
số người thuộc chủng tộc ít sâu răng trở nên nhạy cảm với sâu răng khi
di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển, thói quen dinh dưỡng và nền
văn hóa khác nơi họ sống trước đó.
Thí
dụ dân sống ở Bắc cực ít bị sâu răng hơn dân sống ở ôn đới, nhiệt đới
(châu Âu, châu Á) vì để chống lạnh họ thường dùng thức ăn loại lipid
hơn, nhưng khi di trú đến châu Âu, tình trạng sâu răng của họ cũng thay
đổi theo nơi đó.
Di truyền:
Hiện
nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy trẻ
em ít bị sâu răng thường cha mẹ có răng tốt hoặc ngược lại và người ta
cho rằng sâu răng có ảnh hưởng rất rõ với môi trường gia đình, do thói
quen của trẻ được hình thành rất sớm và ảnh hưởng chủ yếu từ gia đình.
Đặc biệt trong vấn đề giáo dục, dinh dưỡng và chăm sóc con của người mẹ (Johnsen & cs 1980)[7],[16].
Một
số bệnh lý của người mẹ trong giai đoạn mang thai có liên quan đến tình
trạng sâu răng sớm của trẻ. Răng sữa được hình thành trong khoảng thời
gian từ 3 tháng sau khi thụ thai đến lúc sinh, trong đó tất cả thân răng
sữa đã được hình thành một phần hoặc đầy đủ.
Do
vậy, người mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đúng mức, sức khỏe tốt và tránh
dùng những loại thuốc có hại cho răng của mẹ và trẻ. Sự mất quân bình
muối calci và phospho của người mẹ, do sốt hoặc nhiễm trùng lúc mang
thai, có thể dẫn đến những xáo trộn trong cấu trúc răng của trẻ như
thiểu sản men, và chính thiểu sản men là yếu tố nguy cơ giúp sâu răng dễ
xảy ra[16],[17].
Hút
thuốc, sử dụng chất kích thích và uống rượu khi mang thai sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, trẻ sinh ra sớm có cân nặng thấp
làm tổn thương hệ miễn dịch, đình trệ sự phát triển toàn diện của trẻ,
trong đó có sức khỏe răng miệng là một phần không thể tách rời với sự
phát triển tổng thể của trẻ.
Giới tính:
Thông
thường nam ít sâu răng hơn nữ, có thể do nữ ăn vặt nhiều hơn, mặt khác
nữ còn chức năng thai nghén, cho con bú, rối loạn nội tiết... và nữ mọc
răng sớm hơn nam.
Tuổi:
Người
ta nhận thấy bệnh sâu răng không phát triển đều đặn trong suốt đời,
thường từ 4-8 tuổi bị sâu nhiều, ở giai đoạn này những răng sữa bị phá
hủy rất nhanh và nhiều. Từ 11 - 19 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu bị
sâu nhiều.
Nghề nghiệp:
Tuy chưa được chứng minh rõ ràng chỉ nhận thấy công nhân làm việc ở các nhà máy đường, xí nghiệp bánh kẹo dễ bị sâu răng.
Kinh tế - văn hoá - xã hội:
Ảnh
hưởng gián tiếp qua đời sống, sinh hoạt và nhận thức của con người, văn
hóa càng cao thì nhận thức của con người được nâng cao về mọi mặt. Kinh
tế phát triển mọi nhu cầu cũng gia tăng, đặc biệt là gia tăng mức tiêu
thụ đường sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh sâu răng.
Xã hội càng phát triển, các dịch vụ chăm sóc y tế, các chương trình phòng bệnh được quan tâm nhiều hơn...
Năm
1969, ngân hàng dữ kiện sức khỏe răng miệng thế giới của Tổ chức sức
khỏe thế giới (WHO/OMS) được thành lập, cho thấy ảnh hưởng của bệnh sâu
răng trên thế giới có hai khuynh hướng trái ngược nhau.
Tại
các nước phát triển, sâu răng giảm rõ rệt từ mức cao xuống trung bình
hay thấp nhờ các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng, sự
cải thiện về các dịch vụ nha khoa phòng ngừa, trong khi đó ở các nước
đang phát triển sâu răng có khuynh hướng tăng từ thấp đến trung bình hay
cao do kinh tế phát triển mà giáo dục sức khỏe cộng đồng không theo kịp
nền kinh tế.
Winter
và cộng sự (1971)[11] đã ghi nhận tương quan giữa tầng lớp xã hội và đa
sâu răng ở trẻ em. Phần lớn trẻ bị sâu răng nhiều xuất thân từ tầng lớp
kinh tế - xã hội thấp, do cha mẹ thiếu những kiến thức phòng bệnh, cũng
như không có khả năng sử dụng các biện pháp dự phòng.
Ngân
sách gia đình dành cho dịch vụ sức khỏe cũng rất hạn chế cho nhóm thu
nhập thấp vì phải lo toan sinh kế nên ít có thời gian quan tâm đến sức
khỏe.
TPHCM
là thành phố có điều kiện kinh tế phát triển, mức sống người dân tương
đối cao so với một số địa phương khác. Do đó có thể có sự chênh lệch về
điều kiện sống, kiến thức sức khỏe cũng như điều kiện chăm sóc sức khỏe
răng miệng giữa các vùng.
Khi
kinh tế gia tăng, cuộc sống của người dân thay đổi, trẻ em được cho
nhiều tiền ăn quà, song song với sự phát triển của các ngành công nghệ
thực phẩm, việc trẻ em sử dụng nhiều chất đường bột tinh chế trong lúc
các biện pháp phòng chống bệnh sâu răng không theo kịp thì tình trạng
sâu răng của trẻ em dễ tăng lên.
Tài
liệu tham khảo trong bài viết1. David C. Johnsen, Laura R. Pappas,
David Cannon, S. Jane Goodman (1980), " Social Factors and Diet Diaries
of Caries-Free and High-Caries 2- to 7-Year-Olds - Presenting For Dental
Care in West Virginia", The American Academy of y Pedodontics,
Vol.2,No.4.2. Edwin L. Bierman, M.D. "Carbohydrates, sucrose, and
human disease", The American Journal of Clinical Nutrition 32: Decmber
1979, pp. 27 12-2722.3. Ernest Newbrun, D.M.D., Ph.D. "Topical
fluorides in caries prevention and management".4. Fitzgerald R J
& Keyes P H. "Demonstration of the etiologic role of streptococci in
experimental caries in the hamster", J. Amer. Dent. Ass. 61:9-19,
1960.5. G. B. Winter, Margaret C.Hamilton and P.M.C.James, "Role of
the Comforter as an Aetiological Factor in Rampant Caries of the
Deciduous Dentition" , Arch. Dis. Childh., 1966, 41, 207.