Nứt răng là hiện tượng thân răng bị chia thành 2 hay nhiều nhánh nhỏ ở những nhóm răng hàm nhai hoặc răng cửa. Nứt răng được điều trị như thế nào và nứt răng có nguy hiểm không? Là những mối quan tâm hàng đầu ở một số người có hiện tượng răng bị nứt.
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nứt răng hoặc gãy thân răng dẫn đến các
biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Tùy theo mức độ lớn hay nhỏ của một
vết nứt có thể thể ảnh hưởng đến tiến trình điều trị nha khoa. Có những
vết nứt nhỏ trên bề mặt men răng nhưng cũng có những vết nứt làm gãy múi
răng, chia đôi răng thành hai hay nhiều phần.
Theo triệu chứng biểu hiện của nứt răng có thể chia vết nứt thành 3 loại:
Đường rạn Nứt (gãy) răng Chia thân răng
Cách điều trị nứt răng hiệu quả
Đường rạn
Cấu
trúc một chiếc răng có 3 lớp bao gồm lớp men răng phía ngoài cùng, ngà
răng sau đó là tủy răng trong cùng. Đường rạn đơn thuần là vết nứt trong
men răng và không mở rộng vào ngà răng, xảy ra một cách tự nhiên hoặc
sau chấn thương. Đường rạn thường xảy ra ở người lớn và thường ở nhóm
răng hàm.
Đường rạn thường không biểu hiện gì và rất khó phát
hiện nếu không nhìn thật kỹ. Nếu không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì đường
rạn răng có thể coi là hiện tượng bệnh lý bình thường và không cần cần
điều trị.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần theo dõi tiến triển của chúng để có
nhứng hướng điều trị phù hợp nếu triệu chứng của chúng nặng hơn.
Gãy răng (hoặc nứt răng)
Gãy
hoặc nứt răng là mức độ vết nứt nặng hơn đường rạn, lúc này đường rạn
đã đi sâu vào ngà răng và chủ yếu lan về phía gần hoặc xa, liên quan đến
gờ bên của răng.
Vết nứt có thể tiến triển vào hệ thống chân
răng và ảnh hưởng đến tủy răng, đôi khi nó có thể chia răng thành 2 mảnh
riêng biệt. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình, rầm rộ hoặc đôi khi
không có triệu chứng gì cả.
Nứt răng lâu ngày có thể xâm lấn vào tủy
răng, các vi khuẩn theo đường nứt gây hỏng tủy, hoại tử và cuối cùng dẫn
đến chết tủy răng.
Nứt răng có thể điều trị bằng cách trám răng,
điều trị nội nha hoặc có thể phải nhổ răng tùy vào hướng của đường nứt,
mức độ triệu chứng, và khả năng loại bỏ triệu chứng.
Trám răng là
phương pháp sử dụng composite – vật liệu nha khoa để trám bít đường nứt
ngăn cản sự xâm hại bởi vi khuẩn. Trám răng thường được sử dụng trong
các trường hợp vết nứt răng nhẹ chưa tác động động đến tủy răng.
Chia chân răng
Chia
thân răng là biểu hiện nặng nhất của nứt răng, khi vết nứt lan rộng từ
phía mặt răng này đến một mặt răng khác và răng bị chia làm 2 phần.
Nếu
đường chia nằm xiên thì có thể loại bỏ mảnh răng nhỏ đi và phục hồi lại
bằng các trám răng, onlay hoặc bọc sứ.
Tuy nhiên, nếu đường chia mở
rộng xuống dưới bờ xương ổ răng, việc phục hồi răng và điều trị nội nha
có thể cần được xem xét kỹ.
Dù triệu chứng là gì bạn vẫn nên thăm
khám nha khoa để có những phát hiện và điều trị sớm các trường hợp nứt
răng. Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để có một nụ cười chắc khỏe, đẹp và
tỏa sáng theo thời gian.