Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng cối lớn thứ ba, nằm tận cùng trong góc hàm. Răng bắt đầu mọc lên trong độ tuổi từ 18 đến 25. Do mọc sau cùng nên răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thường bị thiếu chỗ làm răng mọc lệch lạc không đúng vị trí, răng bị kẹt không thể mọc lên hoàn toàn hoặc ngầm trong xương hàm.
Những răng khôn mọc lệch không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng bên cạnh nó: làm sâu và "tàn phá" răng số 7, làm xô lệch các răng phía trước, ngoài ra tự thân nó vì rất khó vệ sinh nên lâu ngày cũng sẽ bị sâu, nhiễm trùng nướu và gây đau.
Khi răng khôn bị sâu thì thường chỉ định nhổ bỏ chứ ít trường hợp chỉ định giữ lại để điều trị (ngoại trừ những trường hợp cần thiết, như giữ lại để làm trụ cầu trong quá trình phục hình cầu răng sứ), bởi vì cấu tạo của răng khôn khá phức tạp (chân răng và ống tủy có nhiều hình dạng khó kiểm soát)
Được gọi là răng "khôn" nhưng hoá ra chúng lại chẳng thông minh gì cả khi cứ gây rắc rối cho khổ chủ!
1. Viêm lợi vùng nướu răng khôn
Đây là loại nhiễm trùng phổ biến nhất khi răng khôn bắt đầu "lộ diện" trên hàm răng của chúng mình. Hầu hết những người đang mọc răng khôn đều gặp vấn đề với chứng viêm lợi này. Khi ấy, phần lợi (nướu) trùm lên răng khôn đang mọc sẽ bị viêm đỏ và sưng tấy lên, gây cảm giác đau và khó chịu cho khổ chủ. Mức độ đau có thể từ ê ẩm cho tới những cơn đau hành bạn suốt một vài ngày, một số trường hợp còn có thể phát sốt
2. Răng khôn tranh giành chỗ, làm xô lệch các răng khácVị trí mà anh chàng răng khôn ưa chuộng nhất chính là khu vực trong cùng của hàm và cũng vì vậy mà anh chàng to xác này rất hay chèn ép những răng còn lại.
Khi răng khôn mọc chèn ở trong cùng hàm răng, để tìm chỗ "ngoi" lên, thông thường chúng sẽ gây ra sức ép chen chúc lên những chiếc răng gần đó.
Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa.
3. Gây sâu răng "tập thể"Gọi là sâu răng tập thể vì ngoài việc bản thân răng khôn rất khó vệ sinh nên dễ bị sâu hơn các răng khác thì việc răng khôn mọc chen chúc cũng khiến cho việc đánh răng hàng ngày trở nên khó khăn hơn nhiều.
Thức ăn sẽ dễ bám vào kẽ răng hơn, khó lấy hơn từ đó dẫn tới việc răng bị sâu răng. Đặc biệt là răng gần cạnh răng khôn (răng số 7) sẽ dễ bị sâu do đồ ăn bám đọng và kẽ do răng mọc lệch tạo thành.
Nghiêm trọng hơn, răng khôn còn làm những chiếc răng khác bị liên lụy với chứng nha chu do vệ sinh răng miệng kém, hay bị tiêu chân răng, viêm mô tế bào...
Đó là một số lý do nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt!