Bác sỹ cho e hỏi có phải lấy vôi răng có làm mòn men răng không? Trước đây men răng e rất tốt, ăn đồ chua hay lạnh đều không vấn đề gì. Cách đây gần 1 năm e có đi lấy vôi răng lần đầu tiên, bắt đầu từ đó mỗi khi ăn chua hay lạnh thì có cảm giác răng hơi ê buốt, thời gian gần đây thì tình trạng này xảy ra thương xuyên và đau hơn nhiều. 3 ngày trước e tiếp tục đi lấy vôi răng lần 2, sau khi lấy xong thì cảm giác răng lúc nào cũng e buốt kể cả khi không ăn, chỉ cần hít thời bằng miệng là bị e buốt ngay.
Chắc e không giám đi lấy vôi răng lần nào nữa mất, mong bác sỹ giải thích giùm.
nguyenhanh
TRẢ LỜI
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Cạo vôi răng có làm hư men răng không? Đây có lẽ cũng là câu hỏi, là sự phân vân của rất nhiều người?
Vậy câu trả lời là gì?
Là có và không.
Vậy khi nào là có? khi nào là không? Để hiểu được cặn kẽ hơn một chút, trước hết em hãy tìm hiểu một chút thông tin về vôi răng là gì và kỹ thuật cạo vôi là như nào nhé
Vôi răng/Cao răng là mảng bám thức ăn còn sót lại bị vôi hóa chứa hàng tỉ vi khuẩn, bám cứng chắc trên bề mặt thân răng, cổ răng, khe nướu. Vôi răng không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng mà còn làm cho hơi thở trở nên "nặng mùi".
Về bản chất thì vôi răng chỉ hình thành và bám dính bên ngoài bề mặt của men răng. Nó không có tính xâm lấn vào bên trong men răng mà chỉ dừng lại ở trên bề mặt. Vì vậy, việc cạo vôi, lấy vôi răng ra khỏi răng có làm ảnh hưởng tới men răng hay không nằm ở chính kỹ thuật thực hiện tại nha khoa.
Vôi răng là thể rắn, tính bám dính vào men răng rất cao nên không thể được làm sạch bằng cách đánh răng thông thường, hoặc dùng vật cứng cạy ra được mà vôi răng sẽ được "đánh tan" bằng sóng siêu âm, thông qua máy cạo vôi răng.
Vôi răng cứng nhưng không thể so với độc cứng của men răng. Các máy cạo vôi được thiết kế có tần số chỉ đủ "đánh tan" vôi răng, làm vôi răng rơi ra mà không thể gây hư hại cho men răng được.
Về tần số của máy là vậy, tuy nhiên nếu người thực hiện không khéo léo, nhẹ nhàng mà chà sát mũi cạo vôi quá mạnh vào răng (không đúng kỹ thuật) thì men răng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên sự ảnh hưởng ở đây là làm tăng tinh nhạy cảm của răng (tức thì). Sự nhạy cảm của răng sau khi - nếu lấy vôi quá mạnh - cũng chỉ mang tính tức thì lúc đó hoặc kéo dài một thời gian ngắn vài ngày sau đó.
Ngoài ra,việc cạo vôi răng có đau hay không, đau nhiều hay đau ít cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Mức độ của vôi răng:
Đối với những trường hợp cao răng ít, chủ yếu bám trên thân răng và còn khá mềm thì việc cạo vôi răng sẽ không gây ra bất cứ cảm giác đau nhức nào.
Tuy nhiên, với những người lần đầu thực hiện cạo vôi, Khi cao răng đã phát triển nhiều, trở nên cứng hoặc có dấu hiệu chuyển màu và lan xuống dưới nướu thì việc lấy cao răng ít nhiều sẽ gây ra cảm giác hơi khó chịu.
Tình trạng của nướu
Trong trường hợp, cao răng gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu... khiến lợi sưng đỏ và trùm lên mảng bám thì việc lấy cao răng cũng ít nhiều gây khó chịu cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp thậm chí bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc tê để giảm thiểu cảm giác đau nhức cho bệnh nhân.
Thế hệ của máy cạo vôi
Ở một số kỹ thuật cũ, nha sĩ thường sử dụng các dụng cụ lấy cao răng thô sơ, thực hiện thủ công bằng tay nên rất hay làm chảy máu nướu, gây đau đớn cho nhiều khách hàng. Hơn thế nữa, nếu dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ có thể sẽ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.
Càng ngày, thế hệ của máy cạo vôi càng được cải tiến hiện đại. Từ mũi cạo vôi Insest cho tới những mũi cạo vôi Thạch anh với những tần số siêu âm có thể tùy chỉnh đã làm cho việc cạo vôi ngày càng trở nên dễ dàng và êm ái hơn rất nhiều.
Quay trở lại trường hợp của em một chút, sau khi em cạo vôi thấy ê răng nhiều thì có thể do nha sĩ đã thực hiện hơi mạnh tay trong quá trình thực hiện. Cũng có thể là do vôi răng của em quá nhiều, làm cho nướu bị tụt. Sau khi vôi răng này được lấy đi, phần men răng phía dưới (do tụt nướu) lộ ra. Phần men răng này nhạy cảm hơn so với phần thân răng bên trên nên sẽ cho cảm giác ê buốt nhiều hơn.
Tuy nhiên, vì vôi răng là sự tích tụ của máng bám và vi khuẩn, rất có hại cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy, vôi răng thường được khuyến cáo là nên lấy sạch. Việc lấy sạch này nên được thực hiện định kỳ cứ mỗi 6 tháng một lần vì vôi răng là sự tích tục này được hình thành theo thời gian. Có nghĩa là vôi răng đã được lấy sạch đi thì sau vài tháng tới một năm thì nó lại hình thành trở lại.
Em có thể "đổi" một nha khoa khác, mà ở đó có bác sĩ thực hiện nhẹ nhàng hơn :)))
Trong giới hạn của bài viết Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em một vài thông tin như vậy. Nếu thuận tiện, em hãy ghé phòng khám để bác sĩ khám trực tiếp và có tư vấn chi tiết, chính xác hơn cho em về kế hoạch điều trị. Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.