Đến xã Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu, Yên Bái) ai cũng ngạc nhiên vì phụ nữ ở đây ít người nở nụ cười. Cứ đến tuổi 30, nhiều người bị rụng hết cả hàm răng. Ai có tiền thì lắp răng giả, bằng không phải chịu cảnh móm mém ở tuổi 30.
Phụ
nữ móm ở tuổi 30Xã Trạm Tấu có hơn 98% là người Mông. Cuộc sống quanh
năm vất vả nhưng phụ nữ Mông ở Trạm Tấu rất duyên dáng và xinh đẹp. Có
điều lạ, là phụ nữ ở đây rất ít cười vì nhiều người trong cảnh bị… móm.
Họ rất ngại giao tiếp khi có khách lạ ghé thăm làng.
Chúng
tôi đến nhà chị Vàng Thị Rủ 31 tuổi (xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu) đúng
lúc gia đình chị đang dùng cơm. Mâm cơm rất đơn sơ. Ngoài nồi cơm còn có
một bát cháo. Hỏi ra mới biết, do bị rụng răng nên chị Rủ phải dùng
cháo thay cơm.
Mới 30 tuổi, chị Vàng Thị Rủ bị rụng răng, chỉ còn 4 chiếc răng ở hàm dưới.
Đến
giờ, chị Vàng Thị Rủ vẫn không hiểu mình và các chị em ở đây vì sao bị
rụng răng. Chị Rủ nói: "Đến tuổi 30, răng tôi không hiểu vì sao lại
rụng, lúc đầu rụng vài chiếc, sau rụng gần cả hàm dưới, ra đường không
dám cười nói. Khi nào cười nói phải dùng tay che miệng".
Bản
Tấu Trên (xã Trạm Tấu) nằm chênh vênh trên đỉnh núi Phu Song Sung cao
gần 3.000m, quanh năm mây bao phủ, có gần 70 nóc nhà thì có đến 40 phụ
nữ trong cảnh "ăn cháo thay cơm" vì không còn răng.
"Lúc đầu răng tôi rụng 3 cái, về sau những chiếc răng khác cũng rụng theo, ăn uống rất khổ sở", chị Mùa Thị Ca cho biết."
Đã
lâu lắm rồi, chúng tôi đã không thấy nụ cười xinh như hoa rừng của phụ
nữ Mông ở Tấu Trên. Từ 30 tuổi trở lên họ đều rụng răng như bà lão. Răng
không còn, nụ cười cũng trở nên ngượng ngùng, móm mém", trưởng bản Mùa A
Dê cho biết.
Chị
Thào Thị Dở, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã Trạm Tấu cho biết, phụ nữ
Mông ở xã Trạm Tấu, đặc biệt là bản Tấu Trên rụng răng là chuyện có
thật. Nhiều lúc đi họp hành, người ta hay đùa rằng xã Trạm Tấu là xã phụ
nữ móm, cũng thấy rất buồn.
Đã nghèo lại phải kiếm tiền trồng răng
Khi
PV dừng chân tại quán nước ven đường, cũng là lúc những người phụ nữ
Mông xã Trạm Tấu nô nức đi chợ huyện. Chị Vàng Thị Xa, người bán nước
cho biết, chỉ có những phụ nữ có tiền trồng răng giả mới dám cười tươi.
Còn lại những phụ nữ khác, không có tiền trồng răng giả nên khi cười
phải lấy tay che miệng.
Trong
khi các chị em phụ nữ người Mông ở Trạm Tấu khổ sở với việc không còn
răng để ăn uống, để làm duyên, thì nhiều người đàn ông xã Trạm Tấu cũng
phải làm lụng vất vả để có tiền giúp vợ… lắp răng giả.
"Số
tiền trồng răng giả lên đến hơn 1 triệu, làm lụng vất vả lắm mới trồng
được cho vợ 3 cái răng. Năm nay mưa lũ nhiều nên cây ngô không cho bắp,
cây lúa không chắc hạt. Không trồng răng cho vợ cũng không đành lòng vì
ra đường người ta nói vợ mình trẻ mà như bà già vì móm mém. Hơn nữa nhìn
vợ ăn uống khó khăn không đành, nên dù vất vả, túng thiếu cũng phải đưa
vợ đi trồng răng" - anh Mùa Văn La, chồng chị Vàng Thị Rủ nói.
Trong
bản Tấu Trên, nhiều gia đình còn khó khăn nên việc đưa vợ đi trồng răng
vẫn là chuyện xa vời, không dám nghĩ đến. "Lấy tiền đâu mà đi trồng
răng. Khuyên vợ cố gắng, để khi có kinh tế thì đưa vợ đi trồng cũng
được", anh Mùa Văn Dính tâm sự.
Chưa rõ nguyên nhân
Người
dân xã Trạm Tấu vẫn chưa biết nguyên nhân vì đâu phụ nữ ở đây mắc bệnh…
rụng răng sớm. Nỗi lo lắng ngày càng trĩu nặng trong lòng họ cả khi lên
nương.
Ông
Giàng Văn Vang, chủ tịch Hội người cao tuổi xã Trạm Tấu cho biết: "Khi
lên trạm xá, bác sĩ cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây nên loại viêm lợi
dẫn đến rụng răng chính là các mảng bám trên răng. Nguyên nhân gây rụng
răng có thể do phụ nữ nơi đây ít quan tâm tới vệ sinh răng miệng. Khi
các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến
tận chân răng và gây ra viêm lợi".
Bác
Nguyễn Thị Yến, người bán hàng tạp hóa ở xã Trạm Tấu cho biết, trong
các mặt hàng bán chạy ở đây không có kem đánh răng và díp đánh răng.
Không phải giờ đây khi phụ nữ bị rụng răng mới không dùng các loại này
mà trước đây cũng không bán được. Đó có thể là lý do dẫn đến cứ ngoài 30
tuổi là phụ nữ Trạm Tấu rụng răng chăng?