Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Chấn
thương răng có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng, ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe toàn thân cũng như tại chỗ cho hàm răng vĩnh viễn.
Trẻ nào hay bị chấn thương răng?
Trẻ
em dưới 3 tuổi, đặc biệt các trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám
phá xã hội bên ngoài thường gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất.
Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học.
Khi
trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn
thương. Các trẻ trai thường bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái vì hay
nghịch hơn, hiếu động hơn. Chấn thương hay gặp ở xương hàm trên hay hàm
dưới, trong các răng thì răng cửa giữa hay bị chấn thương nhất.
Trẻ
bị hô xương hàm cũng có nguy cơ bị chấn thương răng cao hơn. Trẻ bị
động kinh, bị ngược đãi cũng là những trẻ thường xuyên bị chấn thương
răng, do vậy chúng ta cần phải có các biện pháp dự phòng thích hợp.
Triệu chứng lâm sàng
Khác
với người lớn, vì xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng
quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương răng thì răng ít bị
gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún
vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng.
Nếu
răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau: có thể gãy thân răng,
chân răng hoặc cả thân và chân răng, tùy theo mức độ, vị trí gãy mà nha
sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có
chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần mà
thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo.
Niêm
mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy
máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn. Ngoài ra cũng có
thể có gãy xương hàm, trật khớp thái dương hàm hoặc các chấn thương khác
đặc biệt như mắt, tai mũi họng, sọ não kèm theo.
Xử trí chấn thương răng sữa
Theo
quan điểm về răng, chấn thương răng là một cấp cứu thực sự. Thầy thuốc
cần phải làm an lòng trẻ và bố mẹ ngay từ lúc mới tiếp xúc
Gia đình cần
cung cấp cho thầy thuốc biết tình huống, thời gian xảy ra tai nạn, tuổi
bệnh nhân...
Thầy
thuốc cần phải thăm khám một cách tỉ mỉ và toàn diện trong miệng, ngoài
miệng và toàn thân để tránh bỏ sót tổn thương và có các biện pháp xử
trí kịp thời. Các mảnh răng bị vỡ, răng rơi ra ngoài, đờm dãi có thể là
các dị vật ảnh hưởng đến hô hấp, do vậy cần phải được chú ý và làm sạch.
Xquang
là thăm khám hỗ trợ cần thiết, cho phép xác định các đường gãy, gãy
xương ổ răng phối hợp, tương quan tuỷ/đường gãy, tương quan răng sữa/mầm
răng vĩnh viễn, mức độ đóng chóp, thay đổi các góc...
Xử
trí chấn thương răng sau khi đã xử trí các loại chấn thương phối hợp
khác làm ảnh hưởng đến tính mạng hoặc các cơ quan, bộ phận khác có chức
năng quan trọng hơn. Cần chú ý tiêm phòng uốn ván cho trẻ.
Các
phương pháp điều trị rất phong phú tùy theo trường hợp có thể theo dõi
tủy răng, mài chỉnh khớp cắn, cắm lại răng, nắn chỉnh răng, cố định
răng.
Xử trí lún răng sữa:
Cần
căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp
chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng,
theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng.
Trường
hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm
răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng
bên dưới.Xử trí lung lay răng sữa: Cố định răng. Nếu răng lung lay quá
nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy
răng, điều trị tủy nếu cần thiết.
Răng sữa rơi ra ngoài:
Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa
Chấn thương răng sữa có thể gây ra những hậu quả gì?
Sung huyết tuỷ:
Răng nhạy cảm với gõ. Răng có thể hồi phục hoàn toàn hoặc trở nên trầm trọng do tắc nghẽn mạch máu ở vùng chóp gây hoại tử tuỷ.
Chảy máu tuỷ:
Do
sung huyết, các mao quản bị chảy máu để lại những mảnh vụn đọng lại
trong ống ngà. Trường hợp nhẹ, máu sẽ tiêu đi và có sự đổi màu ít, sẽ
nhạt dần sau vài tuần. Trong những trường hợp trầm trọng hơn, sự đổi màu
tồn tại vĩnh viễn.
Khi
quan sát thân răng có thể có màu: đỏ nâu, xám, vàng. Sự đổi màu ở răng
sữa không có nghĩa là răng bị chết tuỷ, đặc biệt khi sự đổi màu xảy ra
trong vòng 1-2 ngày sau chấn thương. Sự đổi màu xảy ra sau nhiều tuần
hoặc nhiều tháng sau chấn thương là dấu hiệu hoại tử tuỷ.
Vôi hoá:
Là tình trạng buồng tuỷ và ống tuỷ bị bít kín dần do ngà lắng đọng.
Tuỷ
hoại tử: Một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của
mạch máu tuỷ và gây hoại tử tuỷ. Trên lâm sàng có thể thấy các ổ abces
hoặc lỗ rò chảy mủ.
Tiêu chân răng:
Sau chấn thương, chân răng dần dần bị tiêu đi.
Các loại di chứng trên mầm răng vĩnh viễn:
Đổi
màu thân răng trắng hoặc vàng - nâu, thiểu sản men, thân răng tách đôi,
tách đôi chân răng, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối
loạn mọc răng...