Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng vàng răng của trẻ là do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh chủng tetracilin gây nên, làm cho răng phát triển không tốt, dễ bị sâu, men răng biến thành màu vàng sẫm hoặc vàng xỉn (thời kì canxi hoá mũ răng sữa bắt đầu từ khi thai nhi ở tháng thứ 4 cho đến khi trẻ được 1 tuổi, thời kì canxi hoá răng vĩnh viễn từ khi trẻ mọc răng đến khi trẻ 5 tuổi).
- Chăm sóc răng miệng cho bé không đúng cách, khiến vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng.
- Các loại thuốc dạng lỏng có chứa sắt, chẳng hạn uống vitamin cũng làm răng bé biến màu.
- Bé mắc chứng vàng da cũng có thể làm men răng ngả vàng.
- Bé bị ốm, sốt liên miên cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình canxi hoá răng, làm vàng răng.
- Bé bị chấn thương ở răng, làm xuất hiện những chấm có màu sắc xám hơn vùng răng còn lại.
- Sữa hoặc nước hoa quả tiếp xúc với răng trong thời gian dài, khiến răng của bé dễ bị sâu và xỉn màu.
- Bé có trục trặc ở gen, làm thay đổi lớp men răng.
- Với trẻ lớn hơn, việc cho trẻ dùng kem đánh răng chứa nhiều flo cũng khiến răng bé xỉn màu, tạo nên những mảng răng sáng hơn bình thường.
Cách phòng tránh
- Lớp men răng của bé bắt đầu hình thành ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thế bạn nên thận trọng khi sử dụng thuốc trong giai đoạn này. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.
- Bạn nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Sau khi trẻ mọc răng, bạn có thể dùng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày. Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa phải cho trẻ (bằng hạt đậu/lần).
- Khi răng sữa của bé được thay bằng răng vĩnh viễn, nếu được chăm sóc tốt, màu sắc của răng bé sẽ trắng bóng hơn. Trường hợp xỉn răng bẩm sinh, bác sĩ có thể tráng men răng mới cho bé.