Độ tuổi có thể sử dụng phương pháp cấy ghép implant cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, không phải độ tuổi nào cũng có thể dễ dàng thực hiện thành công ca cấy ghép implant. Cũng có một vài trường hợp không nên cấy ghép implant vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng thành công của ca phẫu thuật.
Implant là một trụ bằng Titan được đặt vào xương hàm nhằm thay thế cho một răng mất. Sau khi Implant được đặt vào vùng mất răng, xương sẽ tự bám vào quanh thân Implant giúp nó dính chặt vào xương hàm giống như một răng thật.
Ngoại trừ một số trường hợp khó như tiêu xương quá nhiều thì việc cấy ghép implant được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng với tỉ lệ thành công "tích hợp" rất cao nên việc cấy ghép implant được áp dụng cho hầu hết các độ tuổi của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số những trường hợp sau đây sẽ không được chỉ định cấy ghép implant, hoặc chỉ định "dè dặt":
Trẻ em dưới 16 tuổi khi hệ thống xương chưa phát triển đầy đủ và những người quá cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền.
Phụ nữ mang thai: Vì trước khi cấy ghép implant nha khoa bạn phải chụp Xquang CT 3 chiều, trong quá trình làm gây tê, như vậy sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Nên các mẹ bầu đang có ý định cấy ghép implant thì hãy để sau khi sinh em bé một thời gian.
Nếu những bệnh nhân nào mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, loãng xương,… nhưng nếu bệnh nhân kiểm soát tốt và uống thuốc đều thì vẫn có thể cấy ghép implant
Việc không có không gian làm răng như khe làm răng quá hẹp hoặc độ cao làm răng không đủ hoàn toàn có thể khắc phục (bằng việc niềng răng hoặc đánh lún) nhưng với tình huống xương quá xốp (D4) thì việc khắc phục rất khó khăn.
Đối với người cao tuổi mà cấu trúc xương còn tốt, cứng chắc dày dặn và không mắc các bệnh lý nền thì cũng không giới hạn độ tuổi cấy ghép implant. Một người 90 tuổi vẫn có thể cấy ghép implant nếu đáp ứng được các điều kiện trên.
Bs Trần Mừng - 0938999126