Câu hỏi
Chào bác sỹ. Cháu năm nay 27 tuổi, răng cửa cháu bị sâu nặng mặt ngoài sát chân răng. Cháu đã đi khám và do dịp cận tết nên bác sỹ ở đó chỉ trám tạm rồi khoan 1 lỗ ở mặt trong răng để thoát mủ. Hẹn qua tết lên điều trị tủy và bọc răng sứ. Cháu vẫn có cảm giác tê và sờ lên chân răng thấy đau. Vậy bác sỹ cho cho cháu hỏi là làm như vậy có ảnh hưởng gì khi ăn uống ko ạ? Và cháu lấy tủy nhưng 1 thời gian sau cháu bọc răng sứ thì có được ko?Trần Văn Sơn
TRẢ LỜI
Chào em,
Trước khi trả lời câu hỏi của em, bác sĩ sẽ miêu tả sơ lược về cấu tạo của (một) răng, để giúp em hiểu được kỹ hơn nhé.
Răng là một tổ chức khá đặc biệt. Được cấu tạo từ một tế bào xương biệt hóa mà thành. Cấu tạo của răng cơ bản gồm có 3 lớp:
-
Men răng: là lớp ngoài cùng, cứng chắc nhất. Men răng có khả năng đáp
ứng với những tiếp xúc trong môi trường miệng, bao gồm cả tác động cơ
học (ăn, cắn) và tác động hóa học (những phân hủy do nước bọt, những
thực phẩm tạo ra trong môi trường miệng) giúp bảo vệ toàn bộ cấu trúc
răng.
Tuy là lớp cứng chắc nhất và có thể “đương đầu” tới 80 –
90% những tác động xấu trong môi trường miệng, nhưng men răng vẫn hoàn
toàn có thể bị phá hủy nếu gặp chấn thương, rạn nứt do ăn nhai quá mạnh;
hoặc bị sâu nếu gặp môi trường bất lợi trong một thời gian kéo dài.- Ngà răng: là lớp phía sau của men răng.
Lớp này mềm hơn và có chứa những tế bào nhận cảm giác của răng. Khi
men răng bị phá hủy, lớp ngà lộ ra, tiếp xúc trực tiếp với môi trường
miệng thì răng sẽ bắt đầu có cảm giác bị ê buốt hoặc đau – tùy vào mức
độ và sự nhạy cảm của ngà.- Lớp trong cùng là tủy răng. Đây là
một tổ chức phức tạp, chứa mạch máu để nuôi dưỡng răng và chứa thần kinh
để giúp răng tiếp nhận cảm giác
Cuối cùng, khác với những bộ
phận khác trên cơ thể, răng là một tổ chức không có cơ chế tự sửa chữa,
hồi phục khi đã bị chấn thương (như da hoặc xương thì có thể tự lành).
Vì vậy, khi răng bị chấn thương, bị bể, bị sâu… thì phải được bác sĩ
điều trị trám/hàn hồi phục.
Việc điều trị tủy là một trong những hoạt động điều trị tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian điều trị. Khi răng bị sâu, tủy răng sẽ bị nhiễm trùng. Nhiệm vụ của việc chữa tủy răng là làm vô trùng tủy răng và thay thế bằng vật liệu trám tủy. Việc vô trùng tủy răng này mất khá nhiều thời gian và tương đối phức tạp. Thường là mất từ 3 đến 5 lần điều trị. Mỗi lần cách nhau vài ngày.
Như trường hợp của em, mới chỉ tháo dịch tủy nên răng vẫn còn cảm giác tê và sờ vào chân răng thấy đau là điều hoàn toàn bình thường. Em hãy tiếp tục đến bác sĩ để điều trị tiếp nhé.
Tủy răng là sự sống của răng. Chữa tủy sẽ làm cho răng chết. Răng chết thì sẽ khô, giòn và rất dễ vỡ. Khoảng thời gian 1 năm sau chữa tủy thì răng sẽ bị chết hoàn toàn.
Đây cũng là giới hạn thời gian để bọc sứ cho răng chữa tủy. Có nghĩa là, trong khoảng 1 năm thì nên bọc sứ cho răng chữa tủy mà không nên để lâu hơn.
Chúc em sớm có một hàm răng đều đẹp với chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt.
Thân chào em, (html=logo=html)