Khi nào có thể đánh răng được cho trẻ?
Đánh răng không những chỉ làm sạch răng về mặt cơ học mà còn là nguồn cung cấp quan trọng flour cho răng.
Trên thực tế, fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương. Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, fluor có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluor roapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi axít, từ đó tránh bị sâu răng.
Tuy nhiên, fluor chỉ thực sự hữu ích khi được dùng đúng tiêu chuẩn cho phép, vì bản thân chất fluor là một hóa chất cực độc. Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng fluor từ 0,5 - 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương.
Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, không nên sử dụng các chế phẩm có fluor, vì trẻ nhỏ có thể nuốt toàn bộ lượng kem lúc chải. Với lượng nuốt liên tục trong khoảng thời gian dài, cộng thêm trẻ đang sống ở nơi fluor có trong nước máy, dẫn đến khả năng nhiễm độc fluor làm răng có những vết đốm trắng đục, tạo điều kiện cho thức ăn bám vào và dễ gây sâu răng fluor.
Nói một cách đơn giản thì trẻ dưới 3 tuổi thì chưa nên cho trẻ đánh răng với kem có chứa fluor.
Đặc biệt với những bé nhỏ khoảng 1 tuổi thì nên dùng gạc (loại dùng để rơ lưỡi) nhúng vào nước muối sinh lý (Natri Cloric 0.9% - có thể mua dễ dàng ở bất kỳ tiệm thuốc tây nào) để vệ sinh răng cho trẻ.
Cha mẹ luồn gạc vào ngón tay chỏ, rồi sử dụng ngón tay (bọc gạc) này như một bàn chải đánh răng: lau chùi tất cả các răng, mặt trong cũng như mặt ngoài.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chọn mua loại bàn chải nhỏ, sợi mềm để đánh răng cho bé bằng dung dịch nước muối nói trên cũng rất tốt. Có thể tập cho bé tự đánh răng bằng bàn chải với nước muối bất kỳ ở độ tuổi nào, miễn là bé chịu hợp tác.