Các bác sĩ phát hiện một chiếc răng đang nhổ còn dính lại hàm, phần nướu nơi chiếc răng vừa bị nhổ bị rách nghiêm trọng.
Mẹ
bé cho biết, phát hiện hai răng cửa hàm dưới của bé bị lung lay, chị tự
lấy chỉ nhổ. Sau khi nhổ được một chiếc, đến chiếc thứ hai do răng còn
cứng và bé khóc nên người nhà cố lấy ra bằng cách giật chỉ nhiều lần
nhưng không được.
Các
bác sĩ cho biết, do người lớn cố dùng quá sức nhưng lại nhổ không đúng
cách nên hàm của bé bị tổn thương nghiêm trọng.
"Chúng tôi đã cố định
lại răng, cầm máu và may vết thương. Tuy nhiên phải mất đến hai tuần
chăm sóc và theo dõi, phần xương hàm mới bình phục", một bác sĩ cho
biết.
Theo
các bác sĩ, đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ bị tổn thương do
nhổ răng tại nhà. Cách đây hơn một tháng, tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh
viện Nhi Đồng 1, một bé trai 6 tuổi ở quận 6 cũng được đưa đến trong
tình trạng xương hàm chảy máu liên tục.
Người
nhà cho biết trước đó, thấy chiếc răng lung lay ông ngoại đã lấy kìm
nhổ đinh nhổ cho bé. 2 ngày sau khi nhổ, chân răng vẫn còn chảy máu và
sưng to.
Một
trường hợp khác xảy ra vào cuối tháng 10, bé trai 7 tuổi nhà ở phường
6, quận 8, TP HCM cũng được đưa đến phòng khám nha khoa gần nhà để cầu
cứu. Lý do, ông ngoại bé đã cố gắng hết sức nhưng gần hai giờ đồng hồ
vẫn không thể nhổ được chiếc răng lung lay khiến bé đau đớn.
Bác
sĩ Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết,
việc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà là không an toàn. Cách nhổ thường
thấy là dùng chỉ may quấn vào răng lung lay rồi giật mạnh ra. Sau khi
nhổ xong sẽ cho bệnh nhân ngậm nước muối hoặc cắn bong gòn cầm máu, tuy
nhiên rất dễ bị nhiễm trùng.
"Đã
có không ít trường hợp tai biến nghiêm trọng khiến chảy máu ồ ạt, chấn
thương hoặc thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt. Chính vì thế, khi răng
của trẻ bị lung lay, phụ huynh nên đưa các bé đến phòng nha khoa hoặc
bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được nhổ giúp", bác sĩ Hằng
nói.