Chỉnh nha, niềng răng có rất nhiều phương pháp như tháo lắp, chỉnh nha cố định với mắc cài kim loại gắn cố định mặt ngoài, mắc cài tự buộc gắn mặt ngoài, mắc cài sứ gắn mặt ngoài, mắc cài kim loại gắn mặt trong và chỉnh nha không mắc cài (Invis)
Tuy nhiên, vì các phương pháp niềng mặt trong hay niềng không mắc cài có chi phí thường khá cao nên hầu hết mọi người lựa chọn điều trị với niềng răng với mắc cài gắn mặt ngoài. Hai loại mắc cài mà mọi người quan tâm đến sự khác nhau của nó là mắc cài kim loại và mắc cài sứ.
Hệ thống mắc cài kim loại cổ điển Edgewise (hay mọi người hay gọi là mắc cài kim loại) được phát minh bởi Edward H. Angle vào thập kỷ 20 của thế kỷ trước. Đến ngày nay, hệ thống này vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất thế giới.
Đơn giản, rẻ, hiệu quả, dễ sử dụng là những ưu điểm của mắc cài kim loại kim loại.
Khi sử dụng, bác sĩ sẽ buộc dây cung vào mắc cài của từng răng bằng thun hoặc bằng chỉ thép. Đối với trẻ em, thun nhiều màu có thể làm cho trẻ thấy thích thú.
Để giảm lực ma sát khi buộc dây vào mắc cài, Bác sĩ có thể dùng chỉ thép. Chỉ thép ít gây dính thức ăn như thun, ít ma sát hơn thun nhưng đòi hỏi BS phải thao tác khéo để không móc vào môi, má, lưỡi của bệnh nhân.
Như vậy, loại mắc cài này có ưu điểm là rẻ, dễ sử dụng và khá bền, cũng dễ thay thế nếu lỡ bị hư hoặc rớt mắc cài. Tuy nhiên, do tạo ma sát và Bác sĩ có thể dùng lực mạnh nên bệnh nhân hay đau và khó chịu sau khi gắn dây và mắc cài.
Khi mắc cài sứ được giới thiệu vào đầu những năm 2000, loại mắc cài này là một trong những nỗi thất vọng của Bác sĩ chỉnh nha khi mắc cài rất dễ vỡ, dễ sút, tạo ma sát cao làm thời gian kéo dài.
Đến những năm gần đây, sự tiến bộ của ngành vật liệu đã giúp mắc cài sứ chắc chắn hơn, đẹp hơn, ít ma sát hơn, đem lại lợi ích cho bác sĩ chỉnh nha và bệnh nhân nhiều hơn. Những hệ thống mắc cài sứ ngày nay đã đạt được độ bền tương đương với mắc cài kim loại, thời gian và kết quả điều trị cũng tương đương.
Khuyết điểm của mắc cài sứ là dày hơn mắc cài kim loại (để bền vững). Độ dày này sẽ làm cho bệnh nhân thấy khó chịu hơn khi mang trong miệng. Chi phí của mắc cài sứ cũng mắc hơn so với mắc cài kim loại.
Dù là mắc cài kim loại hay mắc cài sứ thì cũng sẽ cho kết quả điều trị cuối cùng là tương đương nhau