Răng sứ kim loại là loại răng sứ có sườn bên trong bằng kim loại, bên ngoài phủ vật liệu sứ. Những vật liệu sử dụng là những sản phẩm đã được kiểm chứng trước khi đưa vào sản xuất bởi các hội đồng khoa học công nghệ nên thường ít gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bệnh nhân. Chưa thấy tài liệu nào nói về tính gây ung thư của răng sứ kim loại (với những hãng sản xuất vật liệu nha khoa có thương hiệu).
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Hợp
kim được sử dụng để làm sườn kim loại được gọi tên theo thành phần kim
loại chính có trong sản phẩm, một số loại hợp kim thường được sử dụng
là hợp kim Nickel-chromium (NiCr), Titanium (Ti), Cobalt-chromium
(CoCr), hợp kim vàng, Platinum (Pt)…). Từ đó, chúng ta có một số tên gọi
nôm na như: sứ kim loại thường, sứ titan, sứ kim loại quý…
Ưu
điểm của loại răng sứ kim loại
Là chi phí thực hiện không quá cao, vẫn
đảm bảo tính thẩm mỹ, chịu lực tốt. Tuy nhiên, viền nướu có thể bị đen
sau một thời gian sử dụng, do phản ứng oxy hóa của kim loại với các loại
dịch tiết, thức ăn trong môi trường miệng.
Những
người có cơ địa dị ứng, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ điều trị, vì
có thể bạn cũng sẽ bị dị ứng với nhiều thứ khác, không loại trừ kim
loại, thuốc gây tê…
Tuổi
thọ trung bình của răng sứ
Có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc
lâu hơn, điều đó còn tùy thuộc vào chất lượng mô răng còn lại bên dưới
phục hình, tình trạng mô nha chu, kỹ thuật thực hiện, và cách giữ gìn,
bảo quản của bạn.
Bất
kể là loại răng gì, khi được gắn cố định trên cung răng đều cần được vệ
sinh, chăm sóc như những chiếc răng thật: chải răng kỹ sau khi ăn; dùng
chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng. Tránh những thói quen có
thể làm hỏng răng như nghiến răng, nhai đá, dùng tăm xỉa răng…
Chế
độ ăn uống cũng là một điều cần được lưu ý. Thực chất răng sứ được làm
bằng vật liệu cứng và giòn hơn răng tự nhiên, vì vậy, khi ăn uống bạn
không nên ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dai.
Nên
nhai đều hai bên hàm để tránh làm bể sứ, tránh gây ảnh hưởng lâu dài
lên khớp thái dương hàm, việc chỉ nhai một bên hàm sẽ tạo sự chịu lực
quá mức ở một số răng. Đồng thời, hoạt động nhai đều hai bên hàm cũng
giúp các răng có thể tự làm sạch cho nhau, hạn chế việc mảng bám tích tụ
nhiều bên phía răng đối diện...
Bạn
nên đến các cơ sở nha khoa kiểm tra răng miệng 6 tháng định kỳ, bác sĩ
sẽ kiểm tra, phát hiện sớm những bệnh lý về răng, miệng, sự khít sát của
các răng sứ…
Vật
liệu nha khoa không ngừng cải thiện và phát triển, việc chọn lựa phục
hình sứ kim loại hay phục hình sứ không kim loại là tùy vào sự chọn lựa
của bạn và chỉ định của bác sĩ đang điều trị cho bạn.