RĂNG MÓM - Hay khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên
Với mọi người, về mặt thẩm mỹ khớp cắn ngược hay là răng móm là một khuyết điểm khá nặng nề. Những người có tình trạng này xương hàm dưới phát triển quá mức làm cho cằm dài ra về phía trước - người ta có thể liên tưởng tới chiếc cằm của bà phù thủy.
Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Với
mọi người, về mặt thẩm mỹ khớp cắn ngược hay là răng móm là một khuyết
điểm khá nặng nề. Những người có tình trạng này xương hàm dưới phát
triển quá mức làm cho cằm dài ra về phía trước - người ta có thể liên
tưởng tới chiếc cằm của bà phù thủy.
Với
bác sĩ, khớp cắn như vậy được xếp vào loại III - một loại khớp cắn khá
phức tạp, gây ảnh hưởng không chỉ thẩm mỹ mà còn làm rối loạn chức năng
ăn nhai - phát âm, nói.
Điều trị khớp cắn loại III - móm này chưa bao giờ là đơn giản.
Nhận biết khớp cắn ngược loại III
Theo định nghĩa "hàn
lâm", răng móm - khớp cắn loại II là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế
cắn trung tâm, múi ngoài gần của rănghàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm dưới, xương hàm trên lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ,
xương hàm dưới ở vị trí bình thường.
Nhìn
phía bề ngoài, mặt bênh nhân sẽ có kiểu mặt lõm. Khám trong miệng thấy
toàn bộ cung răng trên lùi ra phía sau so với hàm dưới.
Răng cửa trên ngả về phía môi. răng cửa dưới ngả về phía lưỡi. Khám kỹ
có thể thấy một vài trường hợp có cắn chéo vùng răng sau, có thể có cắn
hở.
Phim
sọ nghiêng (Cephalometrics) thấy tương quan xương hai hàm loại III.
Số đo góc SNA: nhỏ hơn giá trị bình thường. Số đo góc SNB có giá trị
bình thường. Số đo góc ANB: có giá trị âm. Chỉ số Wits: giảm. Chỉ số
A-Nperp: giảm. Chỉ số Pog-Nperp: bình thường. Số đo góc răng cửa hàm
trên với mặt phẳng khẩu cái: có giá trị lớn hơn bìnhthường. Số đo góc
răng cửa dưới với mặt phẳng hàm dưới: nhỏ hơn giá trị bìnhthường.
Khớp
cắn loại III ngoài việc gây mất thẩm mỹ, còn có thể gây ra những biến
chứng: sang chấn răng và mô quanh răng, đau khớp thái dương hàm, rối
loạn chức năng khớp thái dương hàm.
Kế hoạch điều trị cho khớp cắn loại III
Kế hoạch điều trị cho khớp cắn loại III thường là
tạo lập lại tương quan hai hàm, lý tưởng nhất là tương quan xương loại I
vàkhớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhất
phải đạt được tương quan răng nanh loại I. Cải thiện về thẩm mỹ. Đảm bảo độ ổn định.
Với bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng sẽ có những can thiệp kích thích tăng trưởng xương hàm trên ra trước bằng khí cụ Facemask. Khí cụ ngoài mặt tựa vào trán và cằm để kéo và kích thích xương hàm trêntăng trưởng ra trước (Lực kéo là 300-500g mỗi bên). Phối hợp dùng ốc nong để nong rộng hàm nếu có hẹp hàm trên. Thời gian đeo: khoảng 14 giờ /ngày và kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng.
Với
bệnh nhân hết thời kỳ tăng trưởng sẽ có kế hoạch can thiệp nắn chỉnh
răng bù trừ bằng khí cụ gắn chặt. Có thể nhổ bớt răng, thường nhổ răng
hàm nhỏ thứ hai hàm trên và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới. Gắn mắc cài
hai hàm. Đi dây cung thích hợp. Dịch chuyển các răng để có được tương
quan hai hàm ở mức tối ưu.
Trường
hợp nặng, cần thời gian điều trị nhanh có thể can thiệp phẫu thuật
chỉnh hình xương. Trong các trường hợp kém phát triển xương hàm trên
nặng không thể điều trị bù trừ bằng nắn chỉnh răng đơn thuần được thì
phải kết hợp chỉnh hình xương hàm trên.
Điều
trị khớp cắn loại III cần phải có sự phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Vì những khí cụ được áp dụng điều trị trong trường hợp này thường là do
bệnh nhân tự gắn, tự đeo, tự "kích hoạt" với phần lớn thời gian khi ở
nhà.
Thời
gian điều trị nhanh hay chậm, kết quả điều trị tốt hay không, tiên
lượng cao hay thấp là do sự tực giác thực hiện ở nhà của bệnh nhân rất
lớn.
Phòng ngừa răng móm - khớp cắn loại III
Nguyên
nhân bệnh nhân có khớp cắn ngược thường là do vấn đề di truyền chiếm tỉ
lệ khá lớn. Sự bất thường về phát triển xương có thể di truyền từ đời
này qua đời khác trong nhiều thế hệ.
Ngoài
ra, những thói quen xấu ở trẻ nhỏ cũng như tật chống cằm cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho xương hàm dưới phát triển mạnh, dẫn đến
khớp cắn ngược.
Trong
thời gian tăng trưởng - tức là trong độ tuổi dưới 14, nếu phát hiện sớm
và được điều trị can thiệp kịp thời thì tỉ lệ thành công khá cao, từ
khớp cắn loại III về khớp cắn loại I. Có nghĩa là sẽ có một hàm răng đều
đẹp và chuẩn bình thường.
Vì
vậy, việc thăm khám răng miệng định kỳ, ngay từ lúc nhỏ sẽ có một ý
nghĩa rất quan trọng vào việc phát hiện sớm, theo dõi sự tăng trưởng của
xương và điều trị kịp thời.