Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết nàyTìm hiểu thêm:
Implant là gì?
Khi bị mất răng, một cơ chế
tiêu xương (theo hai chiều: chiều rộng và chiều cao) sẽ xảy ra. Theo
thời gian, càng lâu sau khi răng bị mất thì xương bị tiêu đi càng nhiều.
Có những trường
hợp, xương hàm chỉ tiêu đi theo chiều ngang (chiều rộng) thì sẽ được
chỉ định ghép xương theo chiều rộng để tăng độ dày của răng. Kỹ thuật
này thường khá đơn giản và dễ thực hiện hơn so với kỹ thuật ghép xương
để làm tăng chiều cao của xương vì liên quan tới xoang hàm. Lúc này, kỹ
thuật nâng xoang và ghép xương sẽ (có thể) được thực hiện cùng một lúc hoặc chia ra thực hiện trong 2 lần phẫu thuật.
Đây là 2 kỹ thuật được chỉ định nhằm đảm bảo đủ thể tích xương hàm giúp implant tồn
tại vững ổn lâu dài.
Phim
chụp CT (cắt lớp) sẽ được thực hiện và cung cấp cho bác sỹ những thông
số cần thiết để có thể đánh giá, khảo sát kỹ tình trạng của xương hàm
trước khi thực hiện cấy ghép implant. Với những bệnh nhân trẻ tuổi, thời
gian sau mất răng ngắn thì thường sẽ được cấy ghép implant luôn.
Ngược
lại, những trường hợp (thường) mất răng lâu và lớn tuổi thì do xương
hàm bị tiêu đi nhiều, sẽ được chỉ định ghép xương (nâng xoang - nếu
xoang bị sa xuống thấp)
Bạn có thể hình dung như khi ta cắm một ốc vít vào trong vách tường hay vách gỗ, thì chiều rộng vách gỗ phải dày hơn đường kính của ốc vít, chiều dài phải dài hơn thân của ốc vít vậy ^^
Ngoài ra, kỹ thuật còn liên quan tới mật độ xương, tức là độ cứng của xương, như độ cứng của vách tường, vách gỗ vậy. Nhưng trong bài viết này chỉ đề cập tới chiều rộng và chiều cao.(Chân)
răng thật của chúng ta thường có chiều dài khoảng từ 13 đến 15mm. Chiều
cao của trụ implant được thiết kế thường khoảng từ 8mm đến 10mm. Tối
thiếu là mini-implant có chiều cao là 6mm.
Toàn bộ trụ implant phải nằm ổn định, vững chắc trong xương hàm mới giúp trụ implant tích hợp và vững ổn. Vì vậy nếu chiều cao xương hàm không đủ, bác sĩ sẽ phải có biện pháp để làm tăng chiều cao xương hoặc cấy 2 – 3 implant ngắn, có thể dưới 6 mm và liên kết chúng lại với nhau.
Vì vậy, muốn cấy được implant thì phải đủ xương. Nếu vì bất cứ lý do gì mà xương hàm bạn không đủ thể tích thì nha sĩ phải ghép xương.
Răng Implant có cấu tạo gồm 3 phần: Trụ Titanium (trụ Implant), khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong quá trình điều trị mất răng bằng Implant, trụ Titanium sẽ được cấy vào bên trong xương hàm tại khoảng trống mất răng để thay thế cho chân răng thật. Kế tiếp, khớp nối Abutment và mão răng sứ sẽ lần lượt được gắn lên phần trụ này.
Một số thông số cụ thể hơn như sau:
- Implant cấy cách bản xương mặt ngoài, mặt trong lớn hơn 1,5 mm.
- Implant cách chân răng bên cạnh lớn hơn 1,5 mm.
- Cấy thẳng theo hướng phục hình, đúng theo 3 chiều không gian
Với răng thật, việc ăn
nhai sẽ tác động lực lên chân răng, từ đó duy trì mật độ xương hàm. Khi
mất răng, do không còn lực tác động nên xương hàm cũng tiêu dần đi. Sống hàm bị tiêu sẽ hẹp theo chiều ngoài trong và vát
nhọn ở đỉnh.
Những nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi nhổ răng xương
sẽ tiêu đi khoảng 25% trong năm đầu tiên, và sẽ tiếp tục quá trình tiêu
ở các năm tiếp theo, sau khoảng 3 – 4 năm thì xương hàm tiêu đi 40 –
60%.
Những trường hợp bị chấn thương do va đập mạnh, làm vỡ bản xương mặt ngoài cũng làm mất xương hàm.
Trường hợp răng có bệnh lý như u, nang xương hàm, viêm quanh răng làm cho xương bị mất đi rất nhiều trước khi phải nhổ bỏ.
Trường hợp thiếu răng bẩm sinh, sống hàm hẹp bẩm sinh trước đó
Lúc này, khi lựa chọn cấy ghép Implant, phần trụ Titanium sẽ được đưa vào có vai trò tương đương chân răng thật. Nhờ đó, khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm tốt hơn so với cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Trong bài viết này chỉ trình bày tới kỹ thuật nâng xoang - ghép xương trong điều trị nha khoa để tăng kích thước chiều dọc (chiều cao) của xương hàm. Kỹ thuật ghép xương để tăng chiều rộng của xương hàm vui lòng tham khảo thêm tại đây - ghép xương trong cấy ghép implant nha khoa)
Nâng
xoang kinh điển bản chất cũng là quá trình ghép xương chuẩn bị cho việc
đặt implant, tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm khác biệt. Và với những
hiểu biết sâu rộng về lành thương mô thì hiện nay nhiều kỹ thuật nâng
xoang mới mà không cần ghép xương vẫn có thể tăng được thể tích xương.
Tình
huống nâng xoang chỉ gặp khi cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt
là các răng số 4,5,6,7. Vùng khác thì không cần vì vùng hàm trên gần với
cấu trúc giải phẫu là xoang hàm, tuổi càng cao thì xoang hàm càng xuống
thấp. Khi xoang hàm mở rộng và xuống thấp thì phần xương còn lại sẽ
không đủ để đặt implant vững ổn. Cộng thêm việc khi răng nhổ lâu ngày
hoặc bị nhiễm trùng trước đó, xương hàm cũng tiêu đi. Việc nâng đáy
xoang hàm lên nhằm tăng chiều cao xương lên phía trên. Nếu không nâng
xoang mà cứ thể cấy implant có thể gây thủng xoang hàm, thậm chí là
nhiễm trùng xoang.
Bác sĩ có thể chỉ cho bạn xem trên phim
x-quang 3D, khi khoảng cách từ đỉnh sống hàm đến đáy xoang nhỏ hơn 8mm,
thì cần phải nâng xoang.
Có 2 cách nâng xoang đó là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Nâng xoang hở thì có chi phí đắt đỏ hơn, thực hiện phức tạp hơn.
Nâng xoang hở còn gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên. Thường chỉ định trong những tình huống thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang không thuận lợi như gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn, dịch trong xoang, viêm xoang…
Kỹ thuật thực hiện:
Để thực
hiện nâng xoang hở, bác sĩ phẫu thuật sẽ lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi
và tiếp cận thành trước xoang hàm, sau đó dùng bộ phẫu thuật nâng xoang
nha khoa chuyên dụng đục một lỗ đường kính khoảng 10 mm, rồi tiến hành
bóc màng xoang qua cửa sổ này và nâng đáy xoang lên. Sau đó cho xương
nhân tạo vào vùng đáy xoang và khâu kín lại.
Kỹ thuật nâng xoang hở có ưu điểm là dễ thao tác và dễ kiểm soát đáy xoang, tuy nhiên nó có nhược điểm là mức độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều sau khi thực hiện.
Nâng
xoang kín thì đơn giản hơn, còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang qua vị
trí đặt implant. Thường áp dụng cho các trường hợp chiều cao xương còn
lại từ 4 – 8 mm. Đáy xoang hàm thuận lợi, không có những yếu có nguy cơ
như viêm xoang, vách xoang hay dính xoang…
Kỹ thuật thực hiện:
Để
thực hiện nâng xoang kín, sau khi khoan lỗ để đặt chân răng implant,
bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ nâng xoang nha khoa chuyên dụng bóc tách
màng xoang ra khỏi đáy xoang, sau đó cho xương nhân tạo qua lỗ này và
đặt chân răng implant ngay trong một lần hẹn. Khi nâng đáy xoang nên,
bác sĩ cũng có thể không cần ghép xương nếu mức độ nâng ít.
Kỹ
thuật nâng xoang kín có ưu điểm là ít xâm lấn nên hạn chế được sưng đau,
tuy nhiên nó là một kỹ thuật “mù” nên đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo
léo của bác sĩ phẫu thuật rất lớn. Nâng xoang kín nếu không được kiểm
soát tốt có thể dẫn tới thủng đáy xoang hàm.
Có những vùng ranh
giới chỉ định riêng giữa nâng kín và nâng hở, bác sĩ thì sẽ luôn cố gắng
đưa đến cho các bạn những giải pháp nhẹ nhàng và tiết kiệm nhất. Càng
ngày thì chỉ định của kỹ thuật nâng xoang kín càng mở rộng hơn.
Như
vậy phương pháp nâng hở phải mở xương 1 vị trí và đặt implant 1 vị trí
khác, tạo ra 2 vết thương phẫu thuật, còn phương pháp nâng kín thì kết
hợp lỗ khoan đặt implant để nâng màng xoang luôn.
Trong
trường hợp không đủ xương, nếu cứ như vậy đặt implant vào có thể làm
rách màng xoang, thủng xoang hàm dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và viêm
xoang mãn tính rất nguy hiểm.
Ngoài ra implant sẽ không ổn định,
dễ bị rụng, hoặc tệ hơn, implant bị lọt vào lòng xoang, khi đó phẫu
thuật lấy implant sẽ xâm lấn mà không đem lại hiệu quả điều trị như mong
muốn ban đầu.
Cũng giống như thủ thuật ghép xương, nâng xoang là bước cần thiết có lợi cho sự an toàn và tồn tại lâu dài của implant.
Nâng
xoang kín thì thường không đau, nâng xoang hở thì trong lúc thực hiện
thủ thuật cũng không hề có cảm giác do có thuốc tê tiêm tại vùng phẫu
thuật, sau hết thuốc tê bệnh nhân có thể đau, sưng, chảy máu. Tuy nhiên
đó đều là những tình trạng tạm thời, sẽ nhanh chóng biến mất.
Chi phí nâng xoang kín khoảng 5 – 10 triệu, nếu phải ghép xương nhiều thì chi phí sẽ nhỉnh hơn
Chi
phí cho nâng xoang hở thì cao hơn, tùy vào lượng xương phải ghép, số
màng collagen cần đặt mà chi phí có thể từ 10 – 30 triệu.
Nâng
xoang cũng như bất cứ điều trị y tế nào khác, đều có những lợi ích và
biến chứng đi kèm, các biến chứng không mong muốn khi nâng xoang như:
Bị thủng màng xoang
Chảy máu do làm tổn thương nhánh động mạch dưới ổ mắt, động mạch xương ổ răng trên sau.
Xoang bị viêm nhiễm kéo dài sau khi nâng
Implant không tích hợp, trôi implant vào trong xoang…
Tuy
nhiên nâng xoang là thủ thuật khá an toàn, các biến chứng nếu có thì
cũng sẽ rất nhỏ. Bạn cần cung cấp cho bác sỹ tiền sử bị viêm xoang, viêm
mũi dị ứng nếu có trước đó để bác sỹ lên kế hoạch điều trị toàn diện và
chuẩn xác nhất.
Bạn cần gọi điện cho bác sỹ khi có một trong các biểu hiện sau đây:
Sưng đau kéo dài và không có dấu hiệu giảm xuống sau 2-3 ngày
Chảy máu vẫn tiếp tục sau 1 – 2 ngày, ra máu tươi, khi đặt gạc tạo lực ép thì không hình thành máu tụ ở miếng gạc.
Khi bạn nghĩ rằng vật liệu ghép có thể bị di chuyển khi bạn hắt xì hơi mạnh.
Bạn bị sốt kéo dài và không giảm
Tùy
theo số lượng xương còn lại, chất lượng xương mà nha sĩ sẽ quyết định
có đặt implant ngay hay phải chờ 6 – 9 tháng sau, cho đến khi đạt được
sự trưởng thành xương hoàn toàn.
Thường thì nếu xương còn lại 5 mm trở lên nha sĩ có thể đặt implant cùng với quá trình nâng xoang.
Nếu lượng xương sẵn có của bạn ít hơn ví dụ 2 mm, 3 mm thì cần phải đợi lành thương mới thực hiện.
Không dùng ống hút để uống nước
Không sử dụng thuốc lá
Không khạc nhổ
Hạn chế hắt hơi tới mức thấp nhất
Không chải răng khu vực mới nâng xoang trong vòng 3 ngày đầu
Hạn chế di chuyển bằng đường hàng không
Hạn chế các công việc cần hoạt động mạnh ở mũi (bê vác, thổi,….)
Xem tất cả video. |
|