Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này
Lồi xương (Torus, exostose): là những khối u xương lành tính có ở cả 2 hàm răng. Lồi xương là bình thường và có nhiều người bị, tỷ lệ hiện diện từ 30%-35% trên tổng số bệnh nhân.
Lồi xương vùng hàm ếch (Torus palatinus) có tỷ lệ cao hơn lồi xương hàm dưới (Torus mandibularis)
Lồi xương lớn lên cùng với xương hàm nhưng kích thước lồi xương cũng có giới hạn và ngưng lại chứ không phải càng ngày càng to.
Lồi xương âm thầm và không ảnh hưởng gì đến ăn nhai, vì vậy mà bệnh nhân không biết. Bệnh nhân có khi bất chợt nhìn vào gương, phát hiện mình có một khối u và bệnh nhân sẽ hốt hoảng, nếu được BS Răng-Hàm-Mặt tư vấn tốt bệnh nhân sẽ yên tâm vì các lồi xương vẫn là bình thường.
Lồi xương có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng
Các lồi xương thường ít gây trở ngại cho bệnh nhân khi ăn nhai. Nếu có thường là chấn thương do ăn những
thức ăn cứng va chạm vào niêm mạc chỗ lồi gây nên vết loét. Hoặc do vùng
có lồi xương, niêm mạc (phần mềm) dễ bị kích thích gây vết apth
(Apthous ulcer, Mụn loét nóng), vết apth thường làm đau rát và hay tái
phát nhiều lần.
Các lồi xương bình thường không cần phẫu thuật nhưng
trong trường hợp lồi xương quá to gây trở ngại cho hàm răng giả toàn bộ
tháo lắp, nền hàm tựa vào lồi xương có thể gây đau, loét trên niêm mạc
vùng đó và làm hàm trên bị rớt vì không có độ khít vào hàm ếch.
Nếu hàm
giả bị rớt vì các lồi xương (tori) quá to phải được chỉ định phẫu thuật
đục bỏ lồi xương.