Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Việc chăm sóc răng sứ đúng cách sẽ đảm bảo độ bền sử dụng lâu dàiRăng sứ là một kiểu răng đặc biệt, được làm nhân tạo để thay thế cho những răng đã bị mất, phục hồi cho những răng bị tổn thương hoặc để chỉnh sửa thẩm mỹ cho nhóm răng cửa trước (trong trường hợp bị hô, móm, xô lệch, màu sắc không đẹp,...).
Răng sứ sau khi điều trị cũng phải được chăm sóc giống như với răng thật trong vấn đề ăn nhai cũng như giữ gìn vệ sinh.
Đối với răng sứ (cũng như răng thật) chúng tôi đều khuyên bệnh nhân không nên ăn cắn những đồ ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi những lực tác động mạnh hoặc sự kích thích nhiệt độ đột ngột sẽ làm tổn hại cho răng.
Hạn chế tối đa việc va đập mạnh
Giữ gìn vệ sinh bằng việc đánh răng đúng cách hàng ngày và duy trì việc cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng/1 lần.
Việc đánh răng sai cách sẽ không làm tổn hại cho răng sứ, nhưng lại làm tổn hại cho nướu răng. Mà răng sứ khi điều trị, yếu tố kỹ thuật đòi hỏi răng sứ phải chui xuống nướu răng, hay nói cách khác là được nướu răng phủ lên một phần nhất định. Mục đích của việc này là để có sự liên kết chặt chẽ giữa răng sứ và nướu răng để bảo vệ cùi răng ở bên trong được tốt nhất.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa và đặc biệt là máy tăm nước là những "công cụ" giúp hỗ trợ độ bền của răng sứ trong quá trình sử dụng.
Máy tăm nước tạo ra dòng nước nhỏ sẽ không chỉ giúp vệ sinh sạch răng, kẽ răng mà còn giúp massa nướu, giúp nướu luôn hồng hào và chắc khỏe
Việc đánh răng sai cách sẽ làm cho nướu răng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng tụt nướu. Khi nướu bị tụt thì sẽ làm cho cùi răng thật bị lộ ra ngoài và sẽ gây ra sự hư hại.
Việc lấy vôi răng định kỳ cũng mang ý nghĩa tương tự. Bởi vôi răng bám dính lâu ngày sẽ làm cho nướu răng bị viêm, bị tụt; thậm chí vôi răng còn là nguyên nhân dẫn đến hệ thống nha chu - là yếu tố giữ cho răng cứng chắc. Khi nha chu viêm, sẽ làm cho cù răng thật ở phía trong răng sứ bị lung lay.
Bs Trần Mừng - 0938999126