Khi bạn gặp phải tình trạng tương tự và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nó, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ TẠI ĐÂY. Hoặc comment Tại đây. Hoặc call Hotline: 0938 999 126.
Hãy cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để cùng với bạn tìm ra đáp án cho bạn. Biết là khó, không dễ dàng gì cả! Nhưng cùng nhau, chúng ta có thể.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này
PGS.TS Trương Đình Hải, Giám đốc Viện Răng - Hàm - Mặt TƯ Hà Nội, cho biết: "Tỉ lệ sâu răng ở tuổi mẫu giáo là 80-85%, trong đó trung bình mỗi trẻ có hơn 6 răng sâu".
Tỉ lệ sâu răng không chỉ cao ở tuổi mẫu giáo mà cả ở cấp tiểu học với tỉ lệ tương ứng. Những vùng có tỉ lệ sâu răng nhiều là Đồng bằng Sông Cửu Long, Lào Cai, TPHCM và Hà Nội.
Theo BS Trương Đình Hải, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chưa biết cách chải răng đúng cách sau ăn, trẻ ăn bánh kẹo, ăn cơm xong không xúc miệng…
Ngoài ra còn có những nguyên nhân mang tính chất vùng miền. Đối với các vùng nông thôn, nguyên nhân chính là do thiếu florua trong sinh hoạt hằng ngày (không có nước máy). Với thành phố, tỉ lệ sâu răng cao là do mức tiêu thụ đường đã tăng chóng mặt.
Chỉ trong vòng 10 năm, mức tiêu thụ đường tại TPHCM và Hà Nội đã tăng hơn 3 lần (từ 6kg/năm lên 20kg/năm).
Đứng trước thực trạng này, Bộ Giáo dục & Đào Tạo, Bộ Y tế, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ Hà Nội & TPHCM đã phối hợp cùng Unilever tổ chức chương trình "Bảo vệ nụ cười Việt Nam" để tiếp cận giáo dục, khám và chữa răng cho hơn 5 triệu học sinh tiểu học và mầm non cả nước.
Ngoài ra, Bộ Y tế và Viện Răng Hàm Mặt TƯ cũng dự kiến triển khai chương trình florua hóa muối sau khi thực hiện thử nghiệm tại 1 xã của Lào Cai vào cuối năm nay. Chương trình này đã và đang được sử dụng tại hơn 40 nước ở châu Âu, châu Mỹ, giúp cải thiện rất lớn sức khoẻ răng miệng.